Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Tại sao Mỹ luôn cứng rắn, thù địch với Triều Tiên?

Mỹ sẽ không bao giờ tự từ bỏ quyền thống trị, cai trị của mình với thế giới. Đó nguyên tắc bất di bất dịch.


Nếu như nhìn từ mối quan hệ quốc tế thông thường thì không thể giải thích được tại sao đã hơn 63 năm, trải qua không biết bao cuộc đàm phán 6 bên mà vẫn không thể giải quyết vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Kể từ năm 1953 tình hình bán đảo Triều Tiên vẫn luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh sắp xảy ra…Logic của vấn đề này là, khi ai đó bị đe dọa thì họ sẽ tăng cường tiềm lực quân sự, cho nên, cho rằng Triều Tiên tìm kiếm sở hữu VKHN là để đe dọa, tấn công Mỹ là không logic.
Tuy nhiên, vậy thì, Mỹ tại sao lại cứ khiêu khích Triều Tiên? Và, nếu như Triều Tiên và Hàn Quốc bổng nhiên bắt tay nhau thống nhất theo kiểu Đông Đức và Tây Đức sau chiến tranh lạnh thì Mỹ có đồng ý không hay là phá bằng được?…
Nhìn từ lợi ích quốc gia Mỹ hay quyền lợi của Mỹ thì vấn đề đã rõ ràng, đó là chiến lược duy trì quyền thống trị của Mỹ, của một siêu cường trỗi lên từ trong các cuộc chiến tranh.
NATO là cái gì của Mỹ sau chiến tranh lạnh?
Tai sao My luon cung ran, thu dich voi Trieu Tien?
Một số căn cứ quân sự của Mỹ trên thế giới

NATO là của Mỹ, do Mỹ và vì Mỹ. Không có Mỹ, NATO chỉ là con số 0. Chỉ có Mỹ mới có quyền giải thể NATO ngoài ra không ai, dù rất muốn.
Tầng lớp tinh hoa chính trị Châu Âu họ thừa biết NATO là cái gì với họ, nhưng họ là kẻ bại trận trong thế chiến 2 nên họ phải bị kẻ mạnh khuất phục là Hoa Kỳ mà không thể khác. Đức không phải là dạng vừa nhưng cái gậy chỉ huy mang tên “NATO” trên đầu nên phải cúi đầu…
Cũng giống như các quốc gia trong hệ thống XHCN thời Liên Xô. Khi Liên Xô tan rã, các quốc gia trong khối xô viết ngày xưa đã tự xem như “chim sổ lồng” và thật đáng buồn là, nếu như họ cho rằng họ “thoát khỏi ách nô lệ của Kremlin” thì lại chui vào một cái lồng khắc nghiệt khác.
NATO là gì khi tất cả vũ khí trang bị nòng cốt hiện đại là của Mỹ, chỉ huy NATO là Mỹ, hơn 75 % NATO là của Mỹ?. Bạn sẽ làm gì khi có một kẻ trang bị vũ khí đầy mình trong nhà của bạn? Chắc chắn là bạn phải “ngồi xuống, nói khẽ hoặc im lặng”.
Chính quyền Tổng thống Obama đã làm một sô quảng cáo thành công địa chính trị khi các nước Đông Âu đã nhao nhao gia nhập NATO để chống nước Nga đang trổi dậy “hung hăng đe dọa xâm lược châu Âu”…NATO tiến về phía Đông…
Chính quyền mới, Tổng thống Mỹ Donal Trump – nhà buôn nổi tiếng, tuyên bố gây sốc, rằng NATO đã lỗi thời…hoặc tồn tại hoặc phải trả tiền cho Mỹ, khiến các thành viên “tâm huyết” hoảng hốt trong khi các thành viên gạo cội thì cười thầm…

Trả tiền cho Mỹ bằng cách nào? Các thành viên phải tăng ngân sách quân sự lên 2% GDP mỗi quốc gia và số tiền đó tất nhiên sẽ vào túi các trùm chế tạo xuất khẩu vũ khí Mỹ. Đơn giản của nhà buôn là thế thôi.
Mỹ sẽ không bao giờ tự từ bỏ quyền thống trị, cai trị của mình với Châu Âu bằng việc xóa sổ NATO. Đó nguyên tắc bất di bất dịch.
Triều Tiên là gì với Mỹ?
Nếu như Châu Âu có hàng trăm căn cứ quân sự của Mỹ dưới hình thức NATO thì tại Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có gần 50 ngàn quân đang hiện diện tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhật Bản là kẻ thù của Mỹ trong thế chiến 2 và là kẻ bại trận đang chấp nhận “ô bảo vệ” của Mỹ bằng một “Hiến pháp hòa bình” biến Nhật Bản, một quốc gia sừng sỏ Châu Á năm xưa không có quân đội.
Triều Tiên hòa bình, thống nhất với Hàn Quốc thì căn cứ quân sự và gần 50 ngàn quân Mỹ sẽ đi đâu? Điều đó có nghĩa là phương tiện để răn đe, cai trị của Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ bị mất. Đó chính là bản chất của vấn đề tồn tại căn cứ quân sự và gần 50.000 quân Mỹ tại đây.
Chỉ cần một khoảnh khắc “vùng lên”, “lỏng dây trói” của Nhật Bản khi bị Trung Quốc đe dọa, đã tạo ra một nước Nhật thời Thủ tướng Shinzo Abe khiến cho Trung Quốc chùn tay thì Triều Tiên là gì mà dám tấn công xâm lược Nhật Bản?
Chiến lược “hỗn loạn có kiểm soát” không phải lúc nào cũng thành công với Mỹ. Mỹ dùng Triều Tiên để duy trì, tăng cường tiềm lực quân sự tại Đông Bắc Á và qua đó duy trì sự cai trị, thống trị tại đây, nhưng đáng tiếc là Triều Tiên càng ngày càng tỏ ra bất trị, thoát ra khỏi sự kiểm soát của Mỹ.
Tên lửa Triều Tiên: Thật hay giả? Đừng dại đem búa thử kính!
Điều đặc biệt nguy hiểm cho Mỹ là không như những nơi khác, Mỹ chỉ gián tiếp mà tại đây Mỹ đã trực tiếp rơi vào vòng chiến, vòng “hỗn loạn”. Đó là, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản sẽ không bao giờ đánh Triều Tiên cho Mỹ mà Mỹ tự làm lấy nếu có đủ khôn ngoan.
Tất nhiên, Mỹ chẳng dại dột đi đánh nhau với Triều Tiên mà không biết tiềm lực quân sự hạt nhân của đối thủ thật giả như nào để cho Nga “Tọa sơn quan hổ đấu”. Mỹ và Triều Tiên có thể kéo nhau đến miệng hố chiến tranh, vờn nhau ở đó nhưng chẳng bao giờ họ để rơi xuống.
Tuy nhiên, có một căng thẳng thật sự là vấn để Triều Tiên đã đang tìm kiếm, sở hữu VKHN. Mỹ không muốn và quyết tâm ngăn chặn điều này, còn Triều Tiên không muốn mình là thứ “đồ chơi trong túi Mỹ” nên quyết tâm sở hữu bằng được.
Tình hình Đông Bắc Á đến đây, nếu như Triều Tiên có được dù chỉ 1/10 những gì họ nói thì coi như Mỹ đã tự chuốc họa vào thân. Vai trò Triều Tiên trong chiến lược Mỹ sẽ có lợi, hại, lời, lỗ, thế nào chưa rõ, nhưng ít nhất đó là một tử huyệt để kẻ thù của Mỹ khai thác sử dụng tấn công.
Có thể Trung Quốc đang lo lắng khi một cuộc chiến Mỹ-Triều Tiên xảy ra thì không chỉ gây bất ổn vùng biên giới Trung-Triều mà nguy hiểm là có thể 2 bên sử dụng VKHN…nhưng Nga thì không. Mỹ đang cấm vận, cô lập Triều Tiên, nhưng Nga thì không.
Hành động của Nga là đáp trả hành động thù địch của Mỹ. Kẻ thù của Nga là bạn của Mỹ và đương nhiên kẻ thù của Mỹ là bạn của Nga là mối quan hệ quốc tế tồn tại như một chân lý khách quan.
Như vậy, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO tồn tại ở Châu Âu là để chống khủng bố và chống Nga!? Liên minh quân sự Mỹ-Hàn-Nhật tại Đông Bắc Á là để chống Triều Tiên!? Tất cả chỉ là hiện tượng, bản chất của nó là để duy trì quyền thống trị và cai trị của Mỹ - siêu cường bá chủ thế giới.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Nước cống rãnh mà đòi sánh nước Đại Dương

Nhân chuyến công du tạm gọi là lịch sử của Tổng Thống Obama tới Việt Nam bởi vì có quyết định lịch sử, chúng ta mới biết và được mở rộng tầm mắt về cái tầm hiểu biết và cái tố chất làm lãnh đạo của người đứng đầu Nhà Trắng


Chủ Tịch nước đã nhiệt liệt chào mừng tổng thống theo nghi lễ cấp cao nhất dành cho nguyên thủ nước ngoài




Một chương mới  tốt đẹp cho quan hệ 2 nước khi Hai nguyên thủ đã chứng kiến lễ ký kết nhiều hợp đồng kinh tế trị giá vài chục tỷ USD




Ông Obama được người dân Việt Nam hết sức hân hoan chào đón vì sự giản dị, thân thiện, và cách lấy lòng nhân dân của ông













Và các quan chức ta mới chỉ như hạt tiêu mà đã như thế này






Người trong ảnh là ông Nguyễn Ngọc Niên, Tổng biên tập báo Nhà báo và công luận của Hội Nhà báo Việt Nam
Trao đổi qua điện thoại sau khi bức ảnh được phát tán trên mạng, ông Nguyễn Ngọc Niên cho biết không biết ai chụp và vì sao lại đưa bức ảnh này lên mạng
Và chúng ta tự hỏi:

Cõng 'sếp' trong mưa, có nên 'ném đá' ông Trời?



Người người phải bỏ việc quay về vì không thể vượt qua biển nước, xe cộ chết máy cả đống, trôi dạt lềnh bềnh.
Trong cơn mưa lịch sử gây ngập ấy, như thường lệ, các dịch vụ lại nở rộ, dịch vụ kéo xe và người qua đoạn đường ngập nước của một số người dân ven các tuyến đường Phạm Hùng, Dương Đình Nghệ, Trần Thái Tông rất đắt hàng. Mỗi lượt kéo xe và người mang về cho người kéo số tiền từ 30.000-50.000 đồng.
Nhưng gây xôn xao nhiều nhất không phải nỗi khốn khổ của người dân Hà Nội trong mưa ngập mà là hình ảnh một người đàn ông, chắc là sếp, được nhân viên bảo vệ cõng từ xe biển xanh vào chỗ khô ráo cho khỏi ướt giầy.
Chuyện chỉ có vậy thôi. Nhưng cư dân mạng thì có vẻ như khó chấp nhận hình ảnh này. Nhiều người nói rằng là một người đàn ông, hoàn toàn có khả năng đi lại thì nên cởi giầy, lột tất rồi lội qua nước bởi chỉ có một vài bước chân, nên tránh gây phiền đến người khác những chuyện nhỏ nhặt như vậy.
Còn nhớ hồi năm 2014, một quan chức Trung Quốc là ông Vương Quân Hoa- Phó chánh văn phòng thành phố Quý Khê, tỉnh Giang Tây cũng đã bị cách chức vì yêu cầu thuộc cấp cõng mình qua một đoạn đường ngập nước cho khỏi...ướt giày. Ông này đến chỉ đạo tìm kiếm 3 học sinh tiểu học bị rơi xuống nước trên đường đi học về, 1 em đã chết, 2 em còn mất tích. Chính quyền địa phương biện hộ rằng nhân viên thuộc cấp này chủ động xin cõng ông Vương Quân Hoa, nhưng cuối cùng ông vẫn bị cách chức.
Những nhân vật là cán bộ cấp trên được cấp dưới cõng cho khỏi ướt giày thường bị cư dân mạng “ném đá” và phản đối rất kịch liệt.
Ở ta, trường hợp người đàn ông trong bức ảnh lan truyền trên mạng ngày hôm qua cũng vậy. Thế thì phải có cách nào để giải quyết tình trạng này chứ?
Thứ nhất, nên chăng, thay vì “ném đá” vị cán bộ được cõng, cư dân mạng nên “ném đá” ông Trời, bởi ông Trời chính là người gây nên thảm cảnh này, ông Trời mưa không điều độ, khiến cho sân ngập nước và nhân viên bảo vệ phải vất vả cõng đại biểu đến dự hội nghị.
Thứ hai, nếu cảm thấy nghề “cõng sếp” là một ngành nghề có thể hái ra tiền, bởi các sếp thường ngại nhất chuyện bị ướt giày, bẩn giày khi trời mưa ngập nước, thì sao lại không có người nào nhanh nhạy nhất đứng ra mở dịch vụ này? Nên đăng ký tên hẳn hoi là “dịch vụ cõng sếp trong mưa”, vừa nên thơ lại vừa hiệu quả?
Mà theo tôi, những người “ném đá” chuyện này có vẻ cũng hơi nhạy cảm quá. Ở ta chuyện người nọ cõng người kia là thường, mặt hàng nọ cõng loại phí kia cũng quá thường! Có ông làm sếp một huyện, thân chinh “cõng” cả vài chục họ hàng nhà mình, họ hàng nhà vợ vào biên chế để có chuyện “cả họ làm quan”. Giá xăng thì “cõng” phí môi trường, quỹ bình ổn mà chả bao giờ thấy công khai được bao nhiêu, giá điện thì “cõng” tiền hiếu hỉ, nghỉ mát của ngành điện, phí đường cao tốc thì “cõng” cả tiền sửa chữa lún nứt do thi công ẩu tả… Và ta còn có cả một hệ thống độc quyền...Thế mà các lãnh đạo của ta đến anh Mỹ, Âu châu cứ xin quy chế nền kinh tế thị trường...Cơ khổ?
Đấy, cõng nhau đầy ra đấy, đã có làm sao mà la lối om xòm thế?
Rất mong sau câu chuyện này, ban lãnh đạo mới của chúng ta có một kế hoạch dài hơi mang tầm vĩ mô, dẹp loạn, xử lý cán bộ nhũng nhiễu, hành dân, tham ô hối lộ để đưa đất nước này sánh vai với các cường quốc năm châu.
p/s: Mong các nguyên thủ của ta khi công du nước nào thì nên tìm hiểu lịch sử, thơ ca, ca dao tục ngữ nước đó để họ thấy được thiện chí và tầm hiểu biết của chúng ta...

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Hà Tĩnh, lãnh đạo tỉnh phát lệnh hoả tốc uống bia

 Hà Tĩnh đang khiến dư luận ngỡ ngàng về công văn hỏa tốc yêu cầu dự lễ hội uống bia.


Hoa toc uong bia, dan ganh tien dien lo
Ngành điện đang đề xuất tính tiền lỗ tỷ giá vào giá thành điện.
Để yêu cầu cán bộ trên địa bàn tỉnh tham dự lễ hội “Tôi yêu bia Sài Gòn”, UBDN tỉnh Hà Tĩnh đã phải sử dụng công văn hỏa tốc gửi đến tất cả các lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, thủ trưởng các sở ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, chủ tịch các hội, hiệp hội trong tỉnh, lãnh đạo các huyện.
Công văn này đang khiến dư luận ngỡ ngàng, bởi cứ tưởng công văn hỏa tốc chỉ dành cho những việc vô cùng cần kíp liên quan đến các vấn đề hệ trọng của tỉnh, ai ngờ, nó được dành cho việc triệu tập cán bộ đến tham dự lễ hội uống bia.



Có người đã bình luận, không thể không bày tỏ sự khâm phục với các vị cán bộ ở tỉnh Hà Tĩnh qua hành động quyết liệt “hỏa tốc uống bia” này. Giá như việc xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế, giải quyết các vấn đề cấp bách của dân chúng lại cũng được hỏa tốc như thế thì tốt quá.

Lãnh đạo Sở Công thương Hà Tĩnh cho hay, bia Sài Gòn mỗi năm đóng góp cho ngân sách của Hà Tĩnh là 380 tỉ đồng, lễ hội này do tỉnh phối hợp tổ chức, công văn hỏa tốc là chuyện bình thường.
Nếu không vì số tiền 380 tỷ đồng đóng góp cho ngân sách tỉnh, dễ gì mà một doanh nghiệp lại có được cái công văn ưu ái bất thường như vậy. Trước đó, ở cấp huyện, huyện Kỳ Anh cũng đã từng có công văn yêu cầu các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng sản phẩm bia này. Quá bằng huyện đi bán bia hộ cho doanh nghiệp.
Mà suy cho cùng, chuyện ấy cũng là thường, thưa quý bạn đọc. Bởi ở tầm quốc gia, một chuyện thú vị cũng đang tiến hành. Ấy là chuyện ba tập đoàn lớn là Điện lực (EVN), Than - khoáng sản (TKV) và Dầu khí (PVN) đồng loạt kêu lỗ hàng ngàn tỉ do điều chỉnh tỉ giá và đề nghị… tính vào giá thành điện.  
Đấy, lúc các “ông lớn” này kinh doanh lời ra thì chẳng bao giờ thấy nhớ đến dân mà đến lúc lỗ là nhớ ngay đến dân đầu tiên và bắt dân “chia lửa”, gánh hộ cho khoản lỗ ngàn tỷ. Sao trên đời này có cái “triết lý kinh doanh” khôn đến  thế?
Trăm dâu đổ đầu tằm, trăm thứ đổ đầu dân. Nhưng xin các vị nhớ cho, sức dân có hạn. Xưa kia khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sau 3 lần chiến thắng Nguyên Mông đã có một câu nói để đời: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc mới là thượng sách”.

Giá điện vừa tăng 7,5% từ tháng 6/2015, hóa đơn điện nhảy vọt lên gấp đôi, gấp ba lần khiến người dân cả nước khó khăn. Vậy mà nay, khi ngành điện bắt đầu bị lỗ do điều chỉnh tỷ giá thì ngay lập tức tính ngay đến chuyện đổ vào tỷ giá cho dân gánh tiếp.

Các chuyên gia kinh tế bình luận, với yêu cầu tính số lỗ ngàn tỷ này vào giá điện, các doanh nghiệp đã chỉ nghĩ cho mình mà không nghĩ đến dân. Nói thế thì oan cho các ông lớn điện, than, xăng dầu quá, mà xem ra cũng chỉ đúng một phần.
Bao nhiêu năm nay, những bất cập trong cách tính giá thành điện, trong điều hành ngành điện, bộ máy phình to tiêu tốn nhân công của ngành điện vẫn chưa được giải quyết. Mọi thứ vẫn đổ lên đầu dân, kể cả các khoản lỗ do ngành điện mang tiền đi đầu tư trái lĩnh vực, dân cũng è cổ gánh.
Thế cho nên, khoản lỗ do điều chỉnh tỷ giá, giờ không chất lên giá điện thì ngành điện cũng không biết giải quyết ra sao. Thật là một kiểu kinh doanh nhàn thân cho doanh nghiệp và vô trách nhiệm với cộng đồng.
Bao giờ mới hết những chuyện trái khoáy này? Công văn hỏa tốc giục các cán bộ đi uống bia và dân thì được “ưu tiên” gánh thêm phần lỗ tỷ giá cho ngành điện?  

Tại đất nước Việt Nam này, tất cả là của dân, do dân và vì dân nhưng ngược lại dân trả có gì cả, dân không có quyền(nếu có) nói lên hoặc là cho nói nhưng chả ai giải quyết, đã cùng hội cùng thuyền thì lẽ đương nhiên là bảo vệ cho nhau rồi, chưa thấy vị lãnh đạo nào vì dân mà cống hiến bằng cái tâm và cái tầm của mình. Tài nguyên và tài sản quốc gia ở cái đất nước này  nhiều lắm, ví dụ như dầu mỏ, than đá, quặng, thủy hải sản, sông ngòi làm điện nhưng người dân đâu có được chia sẻ lợi ích và nguồn lợi đó, lấy tiền của dân đi đầu tư xây dựng, làm tùm lum, tham nhũng đến thua lỗ hết rồi lại bắt dân kéo cày trả nợ, rồi lại bảo theo cơ chế thị trường, vậy hóa ra dân không được hưởng nguồn tài nguyên của quốc  gia hay sao, vậy có khác nào các ông lấy tiền của dân và tài nguyên đất nước bán ngược lại cho dân theo cơ chế thị trường, lỗ bắt dân trả nợ thay. thật là không thể tin nổi...???

Trình độ của dân bây giờ đâu còn giống những năm trước 1975 nữa đâu, vấn đề là họ không nói ra vì nói ra đơn lẻ sẽ bị quy chụp và diệt cỏ tận gốc và nó đang cháy âm ỷ, hình ảnh chị Dậu là minh chứng cho một dân tộc không dễ bị khuất phục và áp bức...


Rồi đến anh thượng thư giáo giục. Đã kém mà toàn  tự phong cho nhau, trên mình luôn có mác giáo sư suốt ngày ngồi phòng lạnh mà trả nghĩ ra được phương pháp và hướng đi nào cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ tương lai của dân tộc. Singapo những năm 60 rồi 70 của thế kỷ trước  họ sang Nhật Bản xin và năn nỉ người Nhật cho mình toàn bộ chương trình sách giáo khoa các cấp về dịch lại nguyên bản và dạy cho học sinh của mình, và kết quả bây giờ người Sing và đất nước Sing nhỏ bé họ đã ở đâu trên bàn cờ  kinh tế thế giới, còn mấy ngài thủ cấp đầu trưởng nhà ta toàn danh giáo sư, tiến sĩ sợ quê, che đậy sự yếu kém ngu dốt và túi tiền của vợ con mà không dám hạ mình mà làm việc vì tự tôn dân tộc vì hình ảnh đất nước, mà sau bao năm đổi mới rồi mà chúng ta vẫn như đứng yên nếu không muốn nói là tụt hậu, ở đây làm có chuyện văn hóa từ chức.

 Dân tộc này đất nước này cũng giỏi lắm, cũng anh hùng lắm, lại nhiều tài nguyên, vị trí đất nước lại đắc địa nằm trên vành đai quan trọng trong huyết mạch giao thông kinh tế của thế giới. Hàng ngày có hàng tỷ tỷ đôla USA bay ngay trên đầu đất nước mình mà chả biết làm sao chọc cho nó rụng một ít xuống đất nước của mình hay chí ít làm thế nào cho dòng tiền đó ghé chân lại chơi chút xíu ở đất của mình cho dân mình ngắm chơi mấy tờ giấy của người Mỹ, làm cho dân mình mở mày mở mặt với thiên hạ. 
Bác Hồ vĩ đại đã ra đi, ai là người có tầm ảnh hưởng, đủ tài giỏi và có bản lĩnh thực sự  để chèo lái con thuyền Việt Nam đi đến bến bờ vinh quang khi mà thế hệ con cháu của bác đi hạ công văn hỏa tốc uống bia... rồi sẽ đi về đâu hỡi Việt Nam tôi???

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Thu nhập người Việt đi sau Hàn Quốc, Thái Lan hàng chục năm, Nhưng khi tính giá điện, xăng dầu lại so với thế giới- buồn lắm thay

Thu nhập người Việt đi sau Hàn Quốc, Thái Lan hàng chục năm
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đang thụt lùi so với Hàn quốc khoảng 30-35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan khoảng 20 năm, Indonesia và Philippines khoảng 5-7 năm.

Tại hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015 -2035” do Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức sáng nay (28/8), bao trùm bầu không khí là những quan ngại về nguy cơ tụt hậu của đất nước so với khu vực và trên thế giới, những vấn đề của mô hình tăng trưởng hiện nay, nút thắt của thể chế…

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô còn nhỏ so với các nước trong khu vực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 1990 - 2014 đạt 6,9% một năm, đưa Việt Nam từ một nước thuộc nhóm các nước nghèo trên thế giới thành nước có thu nhập trung bình.


Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực, mức GDP hơn 186 tỷ USD đạt được năm 2014 vẫn còn nhỏ. Theo tính toán, GDP của Indonesia gấp 4,8 lần GDP của Việt Nam, Thái Lan gấp 2 lần, Malaysia gấp 1,8 lần, Singapore gấp 1,7 lần và Philippines gấp 1,5 lần.

Bên cạnh đó, dù đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và nguy cơ bị nới rộng.

nguoi-Viet-5829-1440736829.jpg
Thu nhập người Việt tăng nhưng vẫn đi sau nhiều nước trong khu vực và thế giới. Ảnh: CityLane
Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD, đến năm 2014 tăng lên 2.052 USD. Tuy nhiên, với mức bình quân này, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.

Ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định nền kinh tế Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu lớn. Cụ thể, báo cáo cho hay tăng trưởng bình quân 7%, nhưng rất khác biệt giữa hai giai đoạn, trước năm 2008 là 7,8% mỗi năm, nhưng từ 2008 đến nay chỉ 5,8%,, chênh lệch khoảng 2 điểm phần trăm. So với các nước trong khu vực, nếu tăng trưởng 5%, đến năm 2035, GDP của Việt Nam vẫn thua xa Thái Lan. “Nếu tăng trên 7% may ra mới đuổi kịp được, còn 5% chắc chắn tụt hậu”, ông Cung nhấn mạnh.

Thêm vào đó, năng suất lao động chưa cải thiện, tăng chủ yếu nhờ chuyển dịch lao động. Vốn đang được đầu tư vào những ngành năng suất thấp, hiệu quả thấp như tài chính – ngân hàng, bất động sản. “Điều này không hợp lý, nguyên nhân do tín hiệu thị trường sai lệch, các ngành năng suất thấp, hiệu quả thấp thu hút nguồn lực là do có địa tô cao, hơn là tạo ra giá trị gia tăng”, vị này chia sẻ

Lãnh đạo CIEM khuyến nghị để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế là nhiệm vụ trọng tâm và không thể chần chừ. Theo ông, mục tiêu ổn định vĩ mô là cần thiết nhưng chưa đủ, nếu không đổi mới thể chế, chức năng của Nhà nước thì nguy cơ tài khóa, tiền sẽ mở rộng và gây ra bất ổn.

Tiến sĩ Võ Đại Lược cho hay tình hình kinh tế đang phức tạp, có điểm sáng, có điểm tối, nếu chỉ bàn đến giải pháp kinh tế thì không thể giải quyết được, chẳng hạn như vẫn giữ doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo thì không thể xử lý được những vấn đề tồn động tại khu vực này.

“Ở thời điểm hiện nay, muốn giải quyết thực sự vấn đề thì chuyện không phải là kinh tế mà phải chính trị, phải có sự đổi mới về tư duy quan điểm phát triển, từ đó đổi mới thể chế”, ông Lược nói.

Đồng quan điểm, ông Trương Đình Tuyển khẳng định để thể chế kinh tế tốt lên, phải cải cách chính trị, từ đó xây dựng xã hội hiện đại dựa trên ba nội dung: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng cho rằng tuy kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhưng có sự thật là năng lực cạnh tranh đang kém hơn các nước, gây nên mối nguy trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. “Hội nhập là cạnh tranh, nếu không cạnh tranh được thì chúng ta thất bại”, ông Vinh phát biểu

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Lẩy Kiều_ Biệt tài ngoại giao và thông điệp của Hoa kỳ

Vì thế, mà một cơ chế công khai minh bạch vén mây giữa trời, vẫn là điều kiện, là môi trường sạch cần thiết để nước Việt khoẻ khoắn trên hành trình hội nhập, mà chuyến đi thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng như mở cánh cửa cho một thời cuộc mới.
Những ngày này, cả XH đặc biệt chú tâm vào một sự kiện đối ngoại nổi bật của đất nước. Đó là chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Hàng trăm, hàng nghìn bài báo trên các báo giấy, báo điện tử, trên các trang mạng XH trong nước và nước ngoài như BBC, VOA, New York Times…, hối hả tường thuật, bình luận,  đưa tin.
Các chuyên gia quốc tế trong nước, đặc biệt ngoài nước như Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ); James Bellacqua, nhà phân tích châu Á của CNA, Virginia- Mỹ; Thẩm Đinh Lập, Gs- Viện Nghiên cứu Quốc tế, ĐH Phục Đán, Thượng Hải; Thời Ân Hoằng, GS về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, ĐH Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh (thuộc TQ); Collin Koh Swee Lean, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) bình luận với các góc nhìn sắc sảo. Đủ hiểu, sự kiện này có tầm vóc và gây ấn tượng mạnh mẽ đến thế nào.
“Trời còn để có hôm nay…”
Người viết bài này bỗng nhớ tới một chuyện được trực tiếp chứng kiến. Cách đây nhiều năm, một cựu Tổng Bí thư khi nói chuyện về đối ngoại với các nhà báo, đã nửa đùa nửa thật: Dân tư bản, chỉ mời Chủ tịch nước, chứ không bao giờ chịu mời Tổng Bí thư!
Cả hội trường- các nhà báo đã cười nghiêng ngả trước câu nói vui nhưng rất thật lòng đó. “Dân” mà lại không phải là… dân!
Bởi đó là một sự thật. Sự khác biệt về thể chế chính trị, thông thường bao giờ cũng là những rào cản khó vượt. Nhất là với hai nước Việt và Mỹ, trong quá khứ đã quá nhiều những tổn thương.
Thế nên mặc dù, trước chuyến đi này, đã từng có 04 chuyến đi của các vị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ sang thăm và làm việc với Mỹ, nhưng đây sẽ là chuyến đi đầu tiên của người lãnh đạo cao nhất của Đảng với nước Mỹ.
Đặt chuyến đi này, trong một bối cảnh đặc thù của thời cuộc sẽ thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Đó là dấu mốc lịch sử, mang nghĩa “biểu tượng” nhưng đồng thời chứa đựng rất nhiều thông điệp riêng chung.
Việt- Mỹ, vén mây giữa trời, Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, Truyện Kiều, Tham nhũng, kê khai tài sản, Trần Quang Cơ, Bình thường hóa quan hệ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó tổng thống Joe Biden nâng ly chúc tương lai của Việt - Mỹ. Ảnh: Reuters
Chuyến đi đó là sản phẩm tất yếu của 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ, được những “bàn tay kim chỉ ngoại giao” khéo vá, làm lành lặn, đắp kín những… vết thương lòng. Từ chính sách “ngoại giao nhân đạo”, mở văn phòng đại diện tại thủ đô hai nước, dỡ lệnh cấm vận thương mại, ký hiệp định song phương, tuyên bố bình thường hóa quan hệ, nguyên thủ hai nước sang thăm lẫn nhau… Cho dù, cơ duyên đó, như cố Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ từng nuối tiếc, rằng những việc cần thiết làm với Mỹ, trên thực tế chúng ta đã “chậm trễ tới cả 10 năm”.
Chuyến đi đó diễn ra giữa lúc VN đang trên hành trình hội nhập với thế giới hiện đại, một hành trình không ít thách thức, được đánh dấu bằng những hợp tác kinh tế, thông qua các Hiệp định thương mại nay mai VN sẽ tham gia.

Chuyến đi đó diễn ra giữa lúc Biển Đông đang… nóng bỏng, mà VN đang phải đối mặt và giải quyết một cách hòa bình thế trận “cờ vây” trên biển.
Chính vì thế, chuyến đi thăm đầu tiên của người lãnh đạo Đảng đã thu hút sự chú ý không chỉ của nước Việt, mà của nhiều quốc gia có quyền lợi, và lợi ích liên quan đến Mỹ, liên quan đến khu vực kinh tế châu Á, liên quan đến Biển Đông.
Ngày nay, mỗi quốc gia trong “cuộc cờ” với cả nhân loại, một nguyên tắc bất di bất dịch, trở thành nguyên lý và phẩm cách dân tộc, là lợi ích của quốc gia đó phải được đặt lên trên hết. Nguyên tắc đó là duy nhất và bất biến, để quốc gia tồn tại và phát triển, có thế mới nhận được sự tôn trọng và kính trọng của các quốc gia khác.
Mặt khác, vượt qua sự khác biệt về thể chế, ý thức hệ và mô hình XH, để từ cựu thù thành bạn bè, thành “đối tác toàn diện” giữa VN và Mỹ, ở đó, VN là một trong những đối tác hàng đầu trong chiến lược “tái cân bằng” , liên quan đến chính sách “xoay trục”của Mỹ trong nhiệm kỳ TT Obama, như nhận định của ông Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương), còn cho thấy một điều, trong thế giới này, không quốc gia nào có thể một mình một chợ mà lớn mạnh, vì những lợi ích giữa các quốc gia luôn chằng chịt, thậm chí ràng buộc nhau, đòi hỏi sự hợp tác trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết.
Việt- Mỹ, vén mây giữa trời, Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, Truyện Kiều, Tham nhũng, kê khai tài sản, Trần Quang Cơ, Bình thường hóa quan hệ
Đá Chữ Thập của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm và cải tạo đất, xây thành đảo nhân tạo.Ảnh: CSIS/ IHS Jane’s
Cho dù có những nhận định là chuyến đi mang ý nghĩa “biểu tượng”, thì những gì mà dư luận XH đang chờ đợi không thể có gì kỳ vọng hơn.
Với 2.128 chữ, đề cập tới tất cả những vấn đề hai nước đã và đang quan tâm, bản Tuyên bố về Tầm nhìn chung của Việt - Mỹ, thực sự là bản cam kết thúc đẩy tối đa lợi ích chung và sự hợp tác ở cấp độ song phương và đa phương, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Đó là tái khẳng định tiếp tục hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, hợp tác an ninh hàng hải. Là hoàn tất sớm nhất có thể Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Là tái khẳng định tiếp tục ủng hộ và tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với VN, ghi nhận sự quan tâm của VN đạt được quy chế kinh tế thị trường. Là tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt. Là hai nước ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, được thể hiện trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982 (UNCLOS)…
Và người Mỹ, một lần nữa chứng tỏ bậc cao thủ trong ngoại giao, khi thú vị và bất ngờ, trong tiệc chiêu đãi TBT Nguyễn Phú Trọng, Phó TT Mỹ Joe Biden đã lẩy Kiều tặng cho Tổng Bí thư Đảng CSVN, như là gửi một thông điệp thiện chí và tế nhị: Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.
Còn trong làng âm nhạc VN, nhạc sĩ Phó Đức Phương có một ca khúc rất hay và nổi tiếng: Không thể và Có thể.
Cái sự Không thể là cựu thù xưa. Cái sự Có thể là bạn bè nay
Cái sự Có thể ấy còn là sự… “giải thiêng” cho câu nói nửa đùa nửa thật của vị cựu Tổng Bí thư ngày nào: Dân tư bản chỉ mời Chủ tịch nước, chứ không bao giờ chịu mời Tổng Bí thư!
Trong thế giới đa chiều, đa cực này, không có gì là không thể. Và không có gì là không… có thể. Chỉ cần mỗi quốc gia, mỗi chính thể, mỗi quan chức có trách nhiệm với đất nước biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết!
Và không chỉ lắng nghe những câu chữ ngôn từ chứa đầy sự hứa hẹn trong Tuyên bố về Tầm nhìn chung, trong những câu Kiều ý nhị, người dân VN, người dân Mỹ đang chờ đợi ở năng lực và nỗ lực hành động của cả hai nhà nước.
“Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”
Người viết bài cũng xin mượn câu Kiều thứ hai mà Phó TT Mỹ Joe Biden đã lẩy trong cuộc tiếp kiến người đứng đầu Đảng CS VN, nhưng là để tặng cho… cung cách quản lý trong XH nước Việt hiện nay, với ý nghĩa công khai minh bạch. Bởi nếu không vén mây giữa trời, không công khai minh bạch, thì rút cục, mọi kết quả, công sức phòng chống giặc “nội xâm”- tham nhũng nhiều năm nay, sẽ chỉ như Dã tràng xe cát biển Đông/ Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì .
Để đề cập đến một vụ việc trong báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm 2015 của Thanh tra CP về kê khai tài sản, được công bố mới đây, có một thông tin khiến cho dư luận XH không biết cười hay mếu: Trong số gần 01 triệu người kê khai tài sản, chỉ có 04 người không trung thực. Ngạc nhiên chưa?
Chưa cần đến ý kiến của người dân, sự nghi ngờ con số … đẹp như nhiễu này, trước hết lại thuộc về những quan chức, cựu quan chức  trong bộ máy.
Trao đổi với báo GDVN, ngày 30/6, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng nhận định,"theo tôi đây là điều khó tin. Bởi việc kê khai, xác minh tài sản hiện nay vẫn nặng tính hình thức. Không loại trừ trường hợp người ta kê khai, thống kê tài sản, thu nhập để lấy thành tích hơn là đi vào thực chất để tìm giải pháp khắc phục!".
Trước đó, Phó GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, với đồng lương như hiện nay thì ngay cả những người hưởng lương cao nhất cũng không thể nào có được đến mấy nhà lầu, trang trại, xe hơi, cho hết con này đến con khác đi du học… Vậy tiền ấy ở đâu ra? Không tham nhũng thì còn từ đâu ra nữa?
Có người giải thích như đùa rằng bản thân chẳng có tài sản gì mà toàn là của vợ con. Nói vậy là nói kiểu “đánh trâu qua rào”. Lãnh đạo một lĩnh vực mà vợ con lại kinh doanh trong lĩnh vực ấy thì tham nhũng  đó ra chứ ở đâu? (GDVN, ngày 25/6).
Đặt toàn bộ con số gần 01 triệu người kê khai, chỉ phát hiện được có 04 người kê khai không trung thực, trong bối cảnh XH hiện nay, xin được hỏi ngay Thanh tra CP- cơ quan chức năng có tin được kết quả là trung thực hay không?
Đó là bệnh thành tích- thực chất là bệnh nói dối đã.. thành Thần trong XH, bất kể loại trừ ngành nào, lĩnh vực nào.
Đó là chỉ số PAPI năm 2014, kết quả nghiên cứu và khảo sát xã hội học về quản trị hành chính công cấp tỉnh ở VN chỉ rõ, có khoảng 50% người được hỏi cho biết phải “lót tay” để vào công chức; khoảng 43% cho biết phải hối lộ để được phục vụ ở các bệnh viện công tuyến huyện. 30% số người có con đang học tiểu học cho biết họ phải hối lộ...(GDVN, ngày 07/7).
Đó là năm 2014, đánh giá của Tổ chức Minh bạch Thế giới cho thấy, VN có mức độ tham nhũng trong khu vực công rất nghiêm trọng.
Việt- Mỹ, vén mây giữa trời, Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, Truyện Kiều, Tham nhũng, kê khai tài sản, Trần Quang Cơ, Bình thường hóa quan hệ
Kê khai tài sản các đối tượng thuộc diện này, vô tình... thân ái. Ảnh minh họa
Đó là phát ngôn ấn tượng của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ (Tuổi trẻ, ngày 27/5): Người ta làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả ngàn tỷ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa!
Vì sao “giặc nội xâm” tham nhũng dai dẳng và tài ba biến hóa quỷ quái như “đầu Phạm Nhan” (truyền thuyết về một tên tướng giặc, chém đầu này lại mọc đầu khác)? Cũng PGS.TS Đặng Ngọc Dinh chỉ rõ, hiện tại, cơ chế để tạo ra sự công khai minh bạch trong việc xác minh, kê khai tài sản, nhằm đảm thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng chưa được thể chế hóa một cách rõ ràng, cụ thể.
Còn Phó GS Nguyễn Minh Thuyết nói thẳng, hư hỏng là do cơ chế của mình lỏng lẻo, dễ dãi với người có chức quyền. Trước hết là vì việc kiểm soát thu nhập, tài sản của quan chức nói rất nghiêm nhưng làm rất hình thức, kê khai đấy mà không công khai, không xác minh được. Ngay cả chuyện kiểm soát hành vi của người có chức có quyền cũng là chuyện bất khả thi, bởi vì khi một người nắm chức vụ lớn, rồi lại giữ vị trí quan trọng vào loại nhất trong tổ chức thì ai dám sờ vào họ?
Oái oăm hơn nữa, trước đó, trên báo GDVN, ngày 26/12/2014, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương còn cho rằng, không loại trừ trường hợp ngay cả những người làm nhiệm vụ chống tham nhũng, vẫn tham nhũng, tiêu cực. Mặt khác, cũng hiếm thấy cán bộ có biểu hiện không trung thực trong kê khai tài sản bị cách chức, buộc thôi việc, hoặc công khai danh tính, tài sản một cách rộng rãi để làm gương cho người khác.
Từng ấy cái “vì sao”, cho thấy, kê khai tài sản các đối tượng thuộc diện này, vô tình... thân ái, nhẹ nhàng như kiểu “hát cho đồng bào tôi nghe”.
Người viết bài không muốn đưa lại những giải pháp về cơ chế quản lý công khai minh bạch, không muốn kiến nghị lại về việc phải kiểm soát được nguồn gốc đồng tiền- đó là nguyên nhân sinh nở sâu mọt tham nhũng, nhưng rất muốn lưu ý bạn đọc rằng, có một sự xuyên suốt, gắn kết rất bền chặt giữa bản Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt- Mỹ với công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay.
Cho dù nó cách quãng ngàn trùng cây số
Cho dù nó hoàn toàn khác biệt, giữa một bên là đối ngoại, một bên là đối nội.
Bởi nước Việt muốn hội nhập, muốn có một vị thế cương cường, mạnh mẽ, vững chãi, phải trông vào sức dân. Nhưng đằng sau sức dân ấy là gì, nếu không phải là một đội ngũ công bộc trung thực, trong sạch, biết tạo niềm tin để người dân có thể chung vai gánh vác sơn hà, kể cả khi thời bình lẫn khi nguy biến?
Và vì thế, mà một cơ chế công khai minh bạch tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời, vẫn là điều kiện, là môi trường sạch cần thiết để nước Việt diệt trừ sâu mọt, khoẻ khoắn trên hành trình hội nhập, mà chuyến đi thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng như mở cánh cửa cho một thời cuộc mới...
Trách nhiệm của những thế hệ lãnh đạo hiện tại và kế cận sắp tới của Việt Nam phải hiểu ra hàm ý sâu xa mà rất đỗi thật lòng của người Mỹ. Họ, những người lãnh đạo Việt Nam không lẽ cứ để cho "Người nước ngoài lo hộ cho dân mình mãi vậy sao"????? Các ngài sẽ được lịch sử vinh danh hay nguyền rủa phỉ báng, đó là quyền và độ thấu hiểu, cái tâm và cái tầm của các ngài!!!! 
Cái gì đó chỉ là nhất thời, còn dân tộc này, đất nước này sẽ là mãi mãi...

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Hồ Chí Minh vĩ đại và học thuyết chiến lược

Trước Vận nước, cần làm rõ
những vấn đề quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam
chỉ dựa trên các sự kiện
Thế giới đang rất phức tạp, nhiều nơi đang khủng hoảng, “mạnh được , yếu thua”, chẳng còn tuân theo luật pháp đạo đức nhân phẩm con người gì cả. Vì vậy, xin cùng rà lại chỉ trên cơ sở những sự kiện lớn, có thật, đã được công khai, minh bạch, không thể bóp méo, bịa đặt hoặc phủ nhận . . .(không đi vào lý luận) để thống nhất một lần nữa về bản chất của Cách mạng VN suốt từ năm 1945 đến nay. Điều đó cũng rất cần thiết để có thể thống nhất lại tư tưởng và hành động giữa VN  với quốc tế cần ngay cho những quyết định trước mắt.
Bài viết này chỉ dành cho những ai chống lại sự lãnh đạo của Đảng CSVN hiện nay.

I- Giai đoạn trước 1975:
1. Từ ngàn xưa phong kiến Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam nhiều lần. Có lần VN chống lại thắng lợi, nhưng cũng có lần VN thua, bị  phong kiến phương Bắc thống trị. Thủa ấy chưa có đảng Cộng sản VN (để được tiếng là anh hùng hay mang tiếng là bán nước), cũng chưa có CS Trung Quốc (để CSVN “cấu kết” hay “làm tay sai”). Chỉ có Chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán.
2. Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chiếm cả Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. Sự thất bại đó của nước ta xẩy ra khi đảng CSVN chưa ra đời, nên chưa bị mang tiếng là “hèn nhát”. Trong thời gian này, nhân dân ViệtNam thường xuyên nổi dậy chống lại thực dân Pháp, có 4 hình thức chính sau đây:
a) Phong trào Cần vương và Phong trào Đông kinh nghĩa thục. Cả hai phong trào này đều chưa thành công; b) Phong trào “Xô viết Nghệ Tĩnh” được dấy lên do ảnh hưởng của cách mạng vô sản (Cộng sản) từ châu Âu, từ những binh lính, thương gia, các nhà trí thức VN từ Châu Âu du nhập về là chủ yếu . . . chưa có “đóng góp” gì của Hồ Chí Minh.
b) Phong trào hướng theo “Cách mạng tư sản” phương Tây. Hồ Chí Minh do sự đời đưa đẩy sang tận Pari, nên đã được quan sát, làm quen với CNTB, học tập cách mạng tư sản Châu Âu, hòa nhập với phong trào “Tìm đường cứu nước” của người Việt tại Pháp . .,
3. Cách mạng Vô sản Nga (và CN Mác – Lê) vào Việt Nam bằng 2 con đường chính:
Con đường thứ nhất (nối từ VN sang): Những người hoạt động cách mạng Việt Nam theo hướng “Cộng sản Mác – Lê” bắt đầu và tiếp tục từ Xô Viết Nghệ tĩnh, trong đó dẫn đầu là Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai .v.v .Nên nhớ là Trần Phú và Lê Hồng Phong sau đó đã có chân trong Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản do Lê Nin lập ra . . .

Con đường thứ hai (nối từ Pari sang): Trong khi sống, lao động, nghiên cứu CNTB tại Âu – Mỹ gần 10 năm, tại Pari, Hồ Chí Minh đã tham gia trình bày, thuyết phục, kiến nghị đủ mọi cách với nhà nước Pháp về nguyện vọng độc lập dân tộccủa VN, nhưng không kết quả gì, trong khi đó, Quốc tế CS I của C. Mác thì đề ra mục tiêu “đấu tranh giải phóng dân nghèo”,  nên Hồ Chí Minh đã tham gia thành lập đảng CS Pháp chỉ vì mục tiêu rõ ràng nói trên. Sau đó Quốc tế CS III của Lênin lại có mục tiêu phụ nêu rõ “đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa” đã hấp dẫn và cuốn hút HCM bỏ Pari sang Moscou theo Stalin. Tại đó, HCM đã “ra nhập” với tập thể  người Việt hướng theo “cách mạng vô sản” từ trong nước sang.
Sự khác nhau từ xuất sứ nên đã nẩy sinh sự khác nhau giữa hai luồng tư duy “Cách mạng vô sản Mác – Lê” trong những người cách mạng VN:
a) Nhóm thứ nhất là những người chưa sống với CNTB ở chính quốc, mới hiểu chủ nghĩa Mác – Lê chủ yếu thông qua tài liệu tuyên truyền và học tập tại các trường lớp huấn luyện của Stalin. Có 2 vị người Việt ta đã tham gia Ban Chấp hành QTCS do Stalin chủ trì.
b) Nhóm thứ hai, nổi rõ nhất là Hồ Chí Minh: Những người đã khảo sát thực tiễn cách mạng tại một số nơi, cụ thể là đãnghiên cứu trên thực địa CNTB và cách mạng tư sản tại Âu,  Mỹ, . . ., đồng thời sau đó cũng đã nghiên cứu tại thực địa vềcách mạng vô sản độc đảng toàn trị của Stalin với những khuyết tật nặng nề của nó trong gần 10 năm. Chính vì vậy, hiểu biết và tư duy của Hồ Chí Minh khác biệt dần dần và rõ ràng với đường lối CM Mác - Lê chính thống, nên  đã bị không chỉ giới lãnh đạo QTCS đứng đầu là Stalin cảnh giác , mà ngay nhóm cách mạng người Việt cũng phát hiện, (chính vì vậy Hồ Chí Minh không được QTCS tin tưởng, nên không có chân trong Ban Chấp hành QTCS).
Kết quả là không chỉ Stalin không tin, mà ngay những đảng viên CS Việt Nam cũng không tin vào tư duy và ”lòng trung thành” vào CN Mác - Lê của Hồ Chí Minh. Tư duy sáng tạo của HCM hình thành chuyển hướng dần dần, cuối cùng (1944- 1945) đã tạo ra một đường lối mới được chứng minh bởi mấy bằng chứng, sự kiện  quan trọng công khai nhất, khẳng định dứt khoát nhất, không thể bác bỏ:
1. Hồ Chí Minh đã đưa ra đề cương “Cách mạng Dân tộc Dân chủ VN”, chứ không viết đề cương “Cách mạng Vô sản VN”. Chính vì vậy mà Stalin  chủ trương hãm hại HCM (nhưng không thành), sau đó đã sai phái Trần Phú và Lê Hồng Phong (các UV ban CH QTCS) về nước tịch thu đề cương CM Dân tộc Dân chủ của cụ Hồ.
2. Hồ Chí Minh đã lập “Mặt trận đại đoàn kết toàn dân” bao gồm mọi thành phần: công, nông, binh, tư sản, thương nhân, trí thức và quan lại yêu nước, tức Việt Minh, chứ không theo đường lối “Trí phú địa hào: đào tận gốc, chốc tận rễ” như học trò của Stalin. Đã lập chính phủ liên hiệp đa nguyên, đa đảng, có cựu vua Bảo Đại và rất nhiều quan chức Triều đình Huế và trí thức từ Pháp về tham gia, chứ không lập chính quyền “Xô viết công nông” như Lênin. Đã cho xây dựng Hiến pháp 1946, học tập nội dung Hiến pháp Tư sản Pháp và Hoa Kỳ, chứ không học theo Hiến pháp nước Nga cộng sản;
3. Tại Pari, Hồ Chí Minh - đã được Chính phủ Pháp đón tiếp chính thức như một nguyên thủ quốc gia - Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề VN xin ra nhập Liên Hiệp Pháp (chứ không xin gia nhập khối Liên Xô), đã mời Hoa Kỳ vào đầu tư phát triển kinh tế tại VN, chứ không mời nước Nga Xô viết, mặc dù HCM quen biết nhiều nhân vật quan trọng ở cả Nga và TQ.
4. Hồ Chí Minh đã thuyết phục các đồng chí mình đổi tên đảng CS thành đảng Lao Động VN  để đoàn kết toàn dân. . .
5. Di chúc là văn kiện tổng kết đời người, trong đó Hồ Chí Minh không nhắc gì đến CN Mác – Lê - Mao, đến CNXH,ngay cả “định hướng XHCN” cũng không có, tuy vẫn nhớ đến 2 vị lãnh tụ CS nổi tiếng thế giới đã hỗ trợ “công cụ” giác ngộ và kích động lòng căm thù thực dân xâm lược cho phong trào cứu nước của VN. . .
6. Một điều khác nữa: “Cộng sản Mác – Lê” là vô thần, nhưng Hồ Chí Minh tin là “có thần”, bằng chứng: Khi từ chiến khu về Hà Nội, Hồ Chí Minh đã kéo “quân” rẽ vào Đền Vua Hùng khấn vái, và nói trước toàn đoàn rằng, “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải quyết tâm giữ lấy nước”; Sau khi Mỹ bắt đầu phong tỏa cảng biển, đánh phá Miền Bắc, Hồ Chí Minh, kết hợp chuyến đi Hải phòng, đã rẽ vào Đền Kiếp Bạc khấn cầu Tổ tiên phù trì đánh giặc thắng lợi; Trước khi “động viên cục bộ 1965” đánh Mỹ, Hồ Chí Minh đã đến Chùa Trằm cầu khấn và ngồi tại đó để viết Hiệu triệu toàn dân (những sự kiện do chính Vũ Kỳ, thư ký riêng kể).
7. Không phải ngẫu nhiên, sau này khi tổng kết cuộc đời, Hồ Chí Minh đã không nhắc gì đến Lê Nin, Mao Trạch Đông . . . mà chỉ suy tôn Đức Phật Thích ca (về lòng từ bi), Chúa Giê su (về đức tin bác ái), Các Mác (về phép biện chứng), Tôn Trung Sơn (về chủ nghĩa tam dân: Dân chủ, Dân quyền, Dân sinh), và nói rằng, nếu các vị ấy mà sống lại, chắc chắn họ sẽ là những người bạn tốt của nhau, và “tôi nguyện là người học trò của các ông ấy” (HCM tuyển tập).
8. . . .
Vậy chắc chắn Hồ Chí Minh không theo CN Mác – Lê.
Một dấu hiệu nữa chứng minh điều đó là đã có thời kỳ Đảng CSVN đã chấp nhận công thức: “Chủ nghĩa Stalin, tư tưởng Mao Trạch Đông, và Đạo đức Hồ Chí Minh”. Nghĩa là, so về giác ngộ Chủ nghĩa Mác – Lê, thì Hồ Chí Minh còn “đuối” hơn Stalin và Mao Trạch Đông nhiều.
Nhưng tại sao Đảng CSVN lại coi HCM là một chiến sĩ của phong trào CS thế giới, của CN Mác – Lê ?
1.                           Tại vì sau khi dành độc lập 1945, Pháp đã quay lại xâm chiếm VN lần thứ hai với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. VN không chấp nhận trở lại làm thuộc địa của Pháp lần nữa. Sau nhiều lần thương thuyết không thành công, Pháp tự tiện xé bỏ Hiệp ước 8 – 3, nên nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA đành phải chiến đấu chống lại Pháp (*)
2.                           Trong tình thế như vậy, VN đành phải cầu xin viện trợ, tức là đi với  Nga và Trung Quốc từ 1950. Cái giá mà Hồ Chí Minh phải trả đó là Cách mạng VN buộc phải quay lại đi với CN Mác – Lê và CM XHCN do Liên Xô lãnh đạo, mà như trên đã nói: Hồ Chí Minh đã có dịp so sánh giữa 2 loại thể chế này và đã chọn thể chế nào khi còn được chủ động.
3.                           Mặt khác, Đảng mà HCM sau này đã nắm quyền lãnh đạo để tập hợp lực lượng, đoàn kết tạo ra CM tháng 8, vốn đã được ra đời trên tư duy Xô viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng 10 Nga, và sau này là CN Mác – Lê, vì Đảng CSVN chưa kịp chuyển theo tư tưởng Hồ Chí Minh với đường lối “Tự do Dân chủ Cồng hòa”,  thì đã bị động phải quay về với cái tư duy ban đầu đã sinh ra nó, lại đáp ứng  yêu cầu thời chiến .
Chúng ta thử tưởng tượng xem, nếu Pháp chấp nhận trả lại độc lập cho VN, như nước Anh, nước Bỉ . . .đã làm sau đại chiến thế giới II đối với các thuộc địa của họ (nghĩa là không nổ súng gây chiến tranh cướp lại Đông Dương lần thứ II), và Mỹ đã vào đầu tư làm ăn với VN từ 1947-48 (như đã vào đầu tư phát triển kinh tế tại Trung Cộng sau khi Mỹ thua tại VN) thì liệu Hồ Chí Minh có phải “đi van lạy” xin viện trợ giúp đỡ, hay “đi bán nước” , hoặc đi xin làm “tay sai” cho Nga Xô và Trung Cộng như nhiều người không am hiểu tường tận lịch sử và đã vu cáo không? (Nên trả lời xem chính quyền Việt Minh của Hồ Chí Minh giai đoạn còn chưa bị Pháp và Mỹ ép buộc từ 1945 - 1950 có những yếu tố gì là Cộng sản kiểu Nga Xô và Trung Cộng?Và tại sao Ngô Đình Diệm lại bí mật “liên hệ” bắt tay với Việt Minh và do đó đã bị Mỹ thủ tiêu? Hãy hỏi ông bà Bill Clinton xem có đúng là Hoa Kỳ đã sai lầm chiến lược đối với VN từ giữa thể kỷ XX hay không ?)
Lại xin nói thêm:
1/ Để làm mất “ấn tượng xấu” của Stalin về Hồ Chí Minh (không theo, thậm chí chống lại “cách mạng vô sản kiểu Nga”) thì trước nguy cơ mất nước một lần nữa, cần đến sự giúp đỡ quốc tế, Hồ Chí Minh phải “diễn” vai “đồng chí” tuyệt giỏi như thế nào với Stalin và Mao Trạch Đông, và ngay cả trước đồng bào, đồng chỉ của mình (mà nay người ta vu cho là bán nước cho CS)? Câu chuyện này nó nằm trong phạm vi “triển khai”, bị động, giống như một người đàn bà đành phải ngoại tình để có tiền nuôi con đẻ cùng với chồng mình.
2/ Chính việc Pháp, có Mỹ đứng đằng sau, quyết tâm đánh gục Việt Nam đã giúp làm cho Stalin bỏ nghi ngờ Hồ Chí Minh có tư duy và mục tiêu “cách mạng tư sản”. Mặt khác, chính Liên Xô và Trung Cộng hết sức giúp Việt Nam đánh Tư bản Pháp đã làm Mỹ càng khẳng định rằng, có lẽ ông Hồ chính là một người “cộng sản” đích thực.
3/ Với sự nhầm lẫn to lớn của Loài người (1/3 Nhân loại đã tin theo CN Mác - Lê) và sai lầm của riêng Pháp và Mỹ như vậy, nên sự phát hiện quá sớm và sáng suốt của Hồ Chí Minh (về sự chưa ổn của CNCS và sai lầm của mô hình XHCN kiểu Stalin) đã làm Người trở thành thiểu số thảm hại không chỉ đối với phe XHCN, mà còn là thiểu số thảm hại ngay tại Việt Nam, giữa các đồng chí thân cận và đồng bào của Người. Bạn không thể tưởng tượng được HCM đã phải chấp nhận tiểu sự sai lầm để giữ vững đại sự như thế nào! Sự giúp dỡ to lớn của Liên Xô và Trung Quốc đối với VN, trong đó có cả đào tạo ý thức hệ CS và tư duy “độc đảng toàn trị” – đương nhiên vì mục đích chính của họ là bảo vệ phe XHCN và mở rộng phạm vi CN Mác – Lê, và cũng là để TQ thực hiện được mục tiêu Đại bá lâu dài mang tính truyền thống Trung Hoa về sau này – đã ngẫu nhiên dẫn đến sự “giác ngộ” và lòng tin thật thà của hầu hết đảng viên CSVN và cả dân chúng VN vào CN Mác – Lê và CNXH kiểu Stalin. (Chính tôi đã xác minh lại được thông tin: Hồ Chí Minh đã suýt bị một số chiến hữu VN cuồng tín Mác – Lê – Mao âm mưu sát hại tại sân bay Gia Lâm, và để đảm bảo không gây hoang mang, mất đoàn kết nội bộ, HCM đã ra chỉ thị dấu biệt sự kiện này).       
Cần khẳng định (theo kết quả nghiên cứu nghiêm túc đã công bố chính thức vừa qua của Viện SENA tại số 35 đường Điện Biên Phủ, Hà Nội), Học thuyết cách mạng vô sản Mác – Lê là “Chia rẽ và Cực đoan”, còn Học thuyết cách mạng Dân tộc Hồ Chí Minh có bản chất khác hẳn, là “Đoàn kết và Sáng tạo” Ai chưa thừa nhận sự kiện này và có quan tâm xin liên hệ với Viện nói trên.
Hồ Chí Minh chỉ muốn làm “Cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam” trên tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo”; Chính những thành viên người Việt trong Ban Chấp hành QTCS của Stalin mới thực sự là những người đưa Chủ nghĩa Mác – Lê (hay Chủ nghĩa Cộng sản) vào VN, nếu muốn khen, hay muốn chê thì cần khách quan, trung thực.
-  Hơn 50 năm qua, sai lầm tầm thế kỷ của Pháp và Mỹ đối với VN bắt đầu từ 1946 -1947, khi họ cho rằng Hồ Chí Minh chủ tâm đưa CNCS Mác – Lê vào VN và do đó phải ngăn chặn, thậm chí tiêu diệt “CSVN” để chống sự lan tỏa Chủ nghĩa Mác – Lê xuống ĐNÁ. Chính sai lầm tệ hại đó đã rất ngẫu nhiên đẩy VN vào con đường sai lầm và khốn khổ của thể chế độc đảng toàn trị mất dân chủ kéo dài, vào cái bẫy chiến tranh “ý thức hệ”khốc liệt của thế giới.
Để đoàn kết được toàn Đảng, toàn Dân, Đảng CSVN cần đổi mới, dứt khoát quay về với chính mình tại thời điểm 1945 – 1950, là lúc Đảng thực lòng nhận biết sức mạnh thực sự của Dân tộc nằm ở nơi Dân, Đảng chỉ là người tổ chức nghiêm chỉnh việc thực hiện đường lối Tự do dân chủ, tức Dân làm chủ.
Tóm lại: Hồ Chí Minh trước hết là một người yêu nước chân chính, có tư tưởng thiên về Cách mạng Dân chủ tư sản, nhưng đã bị động, tuy nhiên cũng đã biết biến báo, tận dụng khéo léo những khía cạnh có lợi cho cách mạng VN từ phía Chủ nghĩa Mác – lê, từ cách mạng XHCN và trào lưu tiến hóa văn minh của thế giới. Nếu chưa thừa nhận được Hồ Chí Minh là anh hùng vĩ đại cứu nước của dân tộc, thì hãy từ bỏ thật lòng suy nghĩ cực kỳ sai lầm rằng Hồ Chí Minh là tội đồ của Dân tộc VN. Hãy nhận ra những kẻ thù chính của VN thể kỷ vừa qua, (mặc dù không có kẻ thù nào là vĩnh cửu cả), chứ đừng thiển cận mà cứ lấy đá ghè vào chân mình.
Tất cả những cái gì khác với những kết luận trên đây, kể cả các tư liệu do Đảng CS các nơi biên soạn, hoặc là “dích dắc” biến báo trong triển khai (**), không có tầm quan trọng, hoặc là đồn thổi, ca ngợi tô điểm "sùng bái cá nhân",“tâng bốc” hay cố tình bịa ra để "bảo vệ uy tín" lãnh tụ và cách mạng, hoặc là bị bóp méo vì nhiều lý do, thậm chí bị bịa đặt vì mục đích chống phá cách mạng Việt Nam (ngay hiện nay vẫn có những Việt cộng chính hiệu bị ăn bả xuyên tạc đã hiểu sai trầm trọng về HCM). Đương nhiên chúng ta cũng không cần xem xét những cái tốt hoặc có thể sai lầm cá nhân vụn vặt, của những con người đời thường, bởi đã là con người, thì chỉ trừ hoàn cảnh bắt buộc, còn ai cũng có những nhu cầu thói quen của con người như nhau mà thôi.
(**) Lịch sử chi tiết về xuất thân, gia đình, đời riêng, tên tuổi và quá trình tiệm cận đến các dạng cách mạng khác nhau trên thế giới . . ., trong đó có loại thông tin do lịch sử biến động và truyền tải thiếu chính xác, thậm chí bị sai lệch với thực tế; có loại vì “lợi ích cách mạng” mà bị “các đ/c” tác động, ngăn cản, thậm chí thay đổi cả sự thật . . . ; có loại do kẻ thù dèm pha, bóp méo, thậm chí bịa đặt hoàn toàn để hạ uy tín HCM và chống phá cách mạng VN . . .Chúng ta nên cảnh giác để không bị những tiểu tiết đó làm phân vân, hoang mang . . .
Bài hai:
II- Giai đoạn sau 1975:
Để đánh giá đúng, cần rà lại khái quát các sự kiện:
1. Điều quan trọng nhất mà TQ muốn ở VN là:
- VN phải là một đồng minh luôn thuận theo hệ tư tưởng của TQ;
- Bắc VN phải là “phên dậu” để bảo vệ TQ (như Đông Đức và Bắc Triều tiên);
- Khi điều kiện cho phép, VN phải trở thành một bộ phận của TQ, như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông ,  .đó là ước mơ từ ngàn đời nay của Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan Đại Hán.        
Vì sau khi tận lực giúp VN đánh Mỹ thắng lợi, cuối cùng VN đã không thỏa mãn 3 yêu cầu đó của TQ. Vì vậy, TQ “điên lên”, o ép, phá phách các kiểu VN, kể cả gây chiến tranh chống VN. Nhưng TQ đã quá tham lam, vô ơn và rất vô nhân đạo: Chiến thắng Hoa Kỳ của VN đã giúp TQ có được một vị thế đủ để Mỹ phải xuống thang ký với TQ hiệp định tại Thượng Hải, rất có lợi cho TQ vươn lên về kinh tế như đã thấy, và cũng mở đầu một sai lầm mới rất chiến lược của Mỹ và phương Tây.
2. Điều quan trọng nhất mà Mỹ muốn ở VN từ 1947 là:
- Ngăn chặn làn sóng Cộng sản tràn xuống Đông Nam Á (!);
- Giúp Pháp chiếm lại thuộc địa.
Nhìn lại toàn cục mới thấy Mỹ đã phạm sai lầm về chiến lược và về đạo đức từ 1947 tại VN rất có hại cho chính nước Mỹ và phương Tây dân chủ. Sau khi thua tại VN năm 1975, Mỹ lại một lần nữa đã lẫn lộn vị trí chiến lược giữa TQ và VN tại vùng ĐNÁ và trên bàn cơ thế giới. Hơn thế Mỹ còn lẫn lộn, nhận thức còn lộn xộn về lý luận (Ít nhất là giữa CN Mác – Lê với tư tưởng Hồ Chí Minh). Nay Hoa Kỳ và phương Tây đã nhận ra đầy đủ sai lầm chiến lược và tự nguyện đứng ra trả giá, sửa sai, và thấy có trách nhiệm ủng hộ và hỗ trợ VN  là một dấu hiệu tốt lành.
3. Sau 1975, Đảng CSVN đang say mê chiến thắng, thiếu minh triết trong xây dựng hòa bình, chưa giỏi tổ chức quản lý xã hội, lại bị cái thể chế "Độc đảng toàn trị mất dân chủ" do bị động mà ôm vào như một sự trả giá, trong khi thế giới đang hội nhập và sôi sục cạnh tranh .. . .nên đã mắc sai lầm ngày càng nhiều (xin xem phía dưới). Bây giờ chính Ban lãnh đạo tối cao của Đảng và Chính phủ đã nhận rõ, song, với tình hình các mặt hiện nay, sửa chữa thế nào cho ỔN ĐỊNH XÃ HỘI (tránh đổ vỡ) làm khổ nhân dân một lần nữa, mới là vấn đề lớn..
4.Tại sao lại có câu chuyện bịa đặt ”Việt cộng bán nước tại Thành đô ? ”
Sau khi VN không nghe theo TQ, kiên quyết chiến đấu thống nhất kỳ được đất nước, đã làm TQ điên lên, nẩy sinh âm mưu trả thù VN. Đầu tiên là súi dục và giúp Căm Pu chia tấn công vũ trang VN, nhằm chia cắt VN ra làm hai (không có TQ đứng đằng sau súi dục và giúp sức thì chắc chắn Căm pu chia dại gì mà làm như vậy !). Sau khi thất bại tại Căm Pu Chia, thì TQ càng điên lên hơn, không thể nhịn được, muối mặt cho quân tràn xuống phía bắc VN, bây giờ mới công bố công khai “Cho Việt Nam một bài học” làm chiêu bài ngoại giao quốc tế, trước hết là với  LHQ và với phương Tây, đặc biệt là lấy lòng Mỹ. Điều đó liệu thế giới văn minh có chấp nhận cách sử sự quốc tế cuối thế kỷ XX như vậy được hay không?
Khi chống trả lại sự hung hăng cạy nước lớn bắt nạt nước bé của TQ, thì VN còn có đồng minh chính thức là Liên Xô giúp đỡ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, VN mất đồng minh quan trọng nhất. Đông Nam Á thì chưa yên tâm với tình hình chung. Mỹ thì vẫn căm giận VN vì đã thất bại. Trong tình hình như vậy, một tin tình báo bịa đặt phóng ra làm giật mình lãnh đạo VN lúc bấy giờ: “Mỹ sẽ quay lại đánh chiếm VN !”. Thời xưa, một mình VN chống TQ còn có lúc thua, lúc thắng. Khi đánh Pháp Mỹ, có 2 nước lớn đồng minh là Liên Xô và TQ giúp đỡ hết mực. Nay nếu kẻ thù Mỹ “quay lại đánh VN”, trong khi một đồng minh chiến lược thì tan rã, một đồng minh CSTQ thì đã lộ nguyên hình kẻ thù thực sự. Nếu anh là mấy ông lãnh đạo VN lúc bấy giờ, rất mu mơ về thông tin, thiểu năng trí tuệ về phân tích chiến lược, thì anh chọn ai làm bạn để còn tồn tại? Mời Mỹ vào ư? Anh vừa đánh đuổi họ đi, nhân dân còn đang rất căm giận (do hậu quả tàn phá và chất độc mầu da cam) lại mâu thuẫn “ý thức hệ”. Tình thế buộc VN phải “xuống nước” cầu cứu anh bạn chiến lược cùng “Ý thức hệ” tuy tham lam bành chướng (và rất dã man) cũ. Đó là bản chất vấn đề có cuộc gặp chính thức “cầu cứu” tại Thành Đô. Trung Quốc được ván bài, VN thua nước cờ, nên phải mềm dẻo, quỵ lụy là lẽ thường tình. Nhưng nói là “Bán nước” là rất quá đáng, thiếu logic, vì nếu “CSVN” mà chịu bán nước cho TQ thì: 1/ Khi Mao muốn cho quân sang VN giữ Miền Bắc để Hồ Chí Minh đưa quân vào Miền Nam, thì Hồ Chí Minh đã nhận lời; rồi 2/ Với cuộc chiến biên giới 1979 thì mọi chuyện cũng đã xong rồi! Tương tự: Liệu ta có thể nói là TQ đã phải bán Hồng Kông và Đài Loan cho Anh và Mỹ hay không ? Hay đó chỉ là sách lược khi điều kiện chưa cho phép TQ thu hồi. Việt Nam đã mất hàng trăm năm mới dành lại độc lập từ Phong kiến TQ, mất 80 năm mới dành lại độc lập từ tay Thực dân Pháp, mất gần 30 năm mới hoàn thành thống nhất đất nước. VNCH muốn giữ Hòang Sa, trong khi đang có 2 đồng minh mạnh là Mỹ và Pháp đứng đằng sau, mà không giữ được, vậy có nên nói VNCH  hèn nhát hay bán nước không ? Vậy nên có mấy cái đảo nhỏ, một nước bé và yếu hơn TQ tới 15 lần, dưới sự lãnh đạo mềm dẻo của “Cộng sản”, cần chờ đợi thời cơ thuận lợi (khi TQ đại khủng hoảng hay tan rã chẳng hạn) để đòi lại, thì cũng không thể coi là hèn nhát hay bán nước được! Bây giờ, với tài nhào nặn, biến báo, bịa đặt và kỹ thuật in sao chỉnh sửa siêu cấp (giống như khả năng in tiền  giả hoặc làm cho tượng thạch cao cử động được vậy), thì người ta muốn có cái văn bản “bán nước” kiểu nào mà chẳng làm được. Nhất là trong tình hình đấu tranh mạnh mẽ, kịch liệt trên mặt trận tuyên truyền, ngoại giao hiện nay. Vậy là những “biên bản Bán nước” các kiểu, bịa đặt mọi câu chuyện vô đạo đức, thất nhân tâm cho lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã được nhào nặn, sản xuất và công bố rộng rãi, đảm bảo nghe khá dễ lọt tai, kể cả những ai đã rất cảnh giác, thậm chí nhiều “cộng sản nòi” hiện nay cũng tin, nhằm gây hoang mang, chia rẽ nội bộ VN chúng ta trước thách thức mới.    
5. Đã hết rồi giai đoạn  của cuộc sung đột tại Đông Dương và Biển Đông chỉ bó hẹp trong đụng độ “Ý thức hệ” và trong quan hệ mấy nước nói trên.
Việt Nam thực chất mới chỉ ở giai đoạn Vì nền Độc lập dân tộc và Thống nhất đất nước. Biết bao vấn đề, vấn nạn to lớn làm chúng ta dễ lẫn lộn rối mù. Nhưng hiện nay thể hiện rõ bản chất thực trạng như sau:
Năm (5) nhóm bệnh chết người cùng lúc kích hoạt cộng hưởng tác động lên xã hội VN. Cũng như nhiều nước nhược tiểu khác, trong quá trình biến động của thế giới, nếu không phải trả cái giá kiểu này, thì cũng lại chịu các thiệt thòi kiểu khác.
Thứ nhất: Việt Nam đã lợi dụng chiến thắng của Đồng minh và cao trào Cộng sản Quốc tế (các tầng lớp bị áp bức bóc lột nổi dậy) để dành Độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất đất nước (chứ không phải đã làm cách mạng vô sản), songchính vì Pháp muốn chiếm lại VN từ 1947, nên VN đã phải bị động, bị đẩy đến với cái CN Mác – Lê – Mao sai lầm, đã nhiễm nặng mô hình XHCN kiểu Liên Xô (độc đảng toàn trị mất dân chủ, đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, tham nhũng, tiêu cực . . . cho nên, cái giá nhân dân Việt Nam phải trả, chính là những căn bệnh suy thoái đạo đức xã hội và kinh tế như Liên Xô và các nước Đông Âu đã nhiễm phải, đã dẫn họ đến tan rã (*).
Thứ hai: Để tránh khỏi sụp đổ như Liên Xô, sau khi chấp nhận vận dụng Cơ chế thị trường (không đi theo nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập và xã hội dân sự để điều chỉnh, kiểm soát) từ những năm 80 thế kỷ trước thì VN , một nước nông nghiệp đi lên, lại phải chấp nhận những khuyết tật phổ biến của thể chế “Tiền tư bản chủ nghĩa” như Các Mác đã miêu tả.
Thứ ba: Mặt khác, không thể không tính đến mưu mô và hành động trả thù và phá hoại của Đại bá Trung Quốc đã diễn ra trên đất VN dưới biết bao hình thức và tệ nạn về mọi mặt khó mà kể hết và ai cũng thấy.
Thứ tưnhững mâu thuẫn nội tại và thường tình của một đất nước bị chia cắt làm hai miền kéo dài(**) và vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh kéo dài khoảng 30 năm nay mới bắt đầu vươn lên.
Thứ năm, vì nền kinh tế yếu kém và phụ thuộc nên đã là nạn nhân loại nặng của mọi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã xẩy ra . . .
Chúng ta thấy, nếu không có sai lầm chiến lược (đánh chiếm, ngăn chặn) của Pháp và Mỹ đối với VN từ năm 1947, thì chắc chắn VN chỉ chịu ảnh hưởng chủ yếu của nhóm khó khăn khách quan thứ 5 tác động.
    Với 5 nhóm khó khăn nguy hiểm chồng chất nói trên, nếu không phải là Việt Nam, liệu còn nước nào chịu đựng nổi để đất nước vẫn ổn định và hòa bình phát triển như đang thấy?
---
(*) Nhiều người không thừa nhận thể chế chính trị Liên Xô sai lầm, mà chỉ thừa nhận sai lầm của lãnh đạo cụ thể của Liên Xô. Vậy nhân dân Liên Xô nổi tiếng anh hùng, há họ chịu im lặng hòa bình chấp nhận tan rã do thiếu sót chỉ của riêng lãnh đạo của họ ?!
(**) Hãy nhìn qua nước Đức và Triều tiên sẽ rõ hơn, để bớt “khắt khe” đòi hỏi ở lãnh đạo VN (từ nguồn gốc công nông ít học đứng lên dựng nước).
Hiện nay, với biết bao khó khăn tồn tại như nói trên, VN lại đang ở vị trí địa – chính trị đặc biệt nằm giữa cuộc sung đột mới của các thế lực quốc tế sau đây: Chủ nghĩa Đại bá Trung Quốc, Quyền lợi các nước Đông Nam Á, Quyền lợi các quốc gia khác trên thế giới, rõ nhất là phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Trong cái thế “trận đồ bát quái” như vậy, hành xử thế nào để VN tránh khỏi lại một lần nữa trở thành bãi chiến trường của cuộc sung đột mới giữa 2 phe quốc tế?
Nếu anh ngồi vào cái vị trí của VN, liệu anh có xử lý tốt hơn VN ? Hay lại giống Ukraine. Mianma, Syri, Irac, Israen. v. v. . .hoặc như bán đảo Triều Tiên?  Đặc biệt kết luận rằng sự suy thoái đạo đức xã hội, những tệ nạn tham nhũng tiêu cực v.v. . .tất cả đều là do cái sai lầm thể chế chính trị CS mà sinh ra hết là rất bất công. Nhưng nếu chỉ sửa chữa loanh quanh, mà không từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị mất dân chủ hiện nay đi thì nhân dân ta không thể ngóc đầu lên được như đảng CSVN đang mong muốn. Tư duy khác nhau giữa những người đang nắm quyền lực và dân thường, giữa đất nước trong cuộc và đất nước ngoài cuộc, ngoài trí tuệ và tinh thần, còn một điều kiện rất quan trọng, đôi khi quyết định, đó là thông tin, đặc biệt là các thông tin tình báo mật và về tiềm lực thật sự bí mật của quốc gia. Vì vậy chúng ta cứ góp ý, phản biện, nhưng cần bình tĩnh, khách quan, xây dựng, tin tưởng vào xu thể tất yếu của lịch sử và cũng nên biết điều (vì có thể chưa đủ thông tin và tính khách quan chẳng hạn).
5- Trên tinh thần đó, tôi xin "bình tĩnh" góp ý phản biện như sau.
Một là, để chủ động tiến lên văn minh hiện đại và đón nhận thời cơ (khoảng vài ba năm nữa) tham gia với quốc tế và nhân dân Trung Quốc thủ tiêu Chủ nghĩa Đại Hán, để cùng nhân dân TQ, ĐNÁ và thế giới có được yên bình, văn minh lâu dài, thì Đảng CS VN nên cương quyết, dứt điểm quay trở về với chính mình những năm 1945 – 1950 thế kỷ trước, khi mà Hồ Chí Minh và Đảng Lao Động VN còn có thể chủ động (đi trước) độc lập lãnh đạo và xây dựng đất nước. Nếu Đảng CSVN dũng cảm làm được việc này, thì ĐẤT NƯỚC SẼ ỔN ĐINH THẬT SỰ, vì toàn dân lại tập hợp đầy đủ chung quanh Đảng và tham gia hết mình với Đảng để xây dựng và bảo vệ đất nước (dù còn có thể có những đảng phái non trẻ chưa đủ tín nhiệm khác sẽ hình thành và cùng tham gia vào).Ổn định không thể chỉ tập trung “ngăn chặn” mù quáng bằng mọi giá cả cái xấu, lẫn cái tốt. Đổi mới thực sự, cần có sự hy sinh quyền lợi riêng của Đảng, thì sẽ Ổn định thật sự. Đồng thời cần cảnh giác kẻ địch cố tình bằng mọi cách dã man xảo quyệt trá hình, kể cả "tư vấn", "giúp đỡ" để chống phá ta, để ta không ổn định được.
Hai là, Chọn bạn, chọn đối tác chiến lược không chỉ nhìn vào quá khứ, hiện
tại, mà rất quan trọng là tương lai tiến hóa, phát triển. Khi đấu tranh giành độc lập dân tộc, ta đã chọn TQ làm bạn chiến lược, vì ta với TQ có cùng mục tiêu và cùng kẻ thù. Bây giờ phát triển tiến hóa hòa bình, mục tiêu của TQ là “thế chân Mỹ đứng đầu thế giới”, trên nền tảng Chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán, còn ta chủ yếu là “Dân giầu, nước mạnh, xã hội Dân chủ, Công bằng, Văn minh”. Vậy là mục tiêu của ta và TQ bây giờ có cái khác nhau. Đường lối của ta làm bạn với tất cả các Dân tộc. Còn đường lối của TQ có làm bạn với tất cả các dân tộc hay không, và làm bạn kiểu gì ? Đương nhiên, dân tộc nào, nước nào VĂN MINH hơn (theo chuẩn quốc tế), ta phải quý hơn và ưu tiên hợp tác chiến lược hơn. Rõ ràng, đều là các nước lớn, cũng hay “bắt nạt” các nước bé, nhưng chế độ chính trị xã hội của Mỹ được hầu hết thế giới coi là văn minh tiên tiến hơn, cạnh tranh phát triển nghiêm chỉnh tử tế theo luật pháp quốc tế, (không bành chướng xâm chiếm ai, không có thuộc địa, không chủ động gây chiến tranh . . .thường đứng ra làm “sen đầm” (công an) quốc tế, là chỗ dựa của nhiều nước nhỏ yếu . . ). Trong khi, trừ dân số quá lớn và số ngoại tệ đang có, còn chế độ chính trị kinh tế xã hội của TQ đang tồn tại rất nhiều vấn đề lạc hậu và phức tạp, chưa thể so sánh được với  Châu Âu, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản .v .v . . . . Có người nói rằng, tuy nhiên, là hàng xóm cận kề, ta phải dè chừng, ngộ sau này các nước văn minh, trong đó có Mỹ, có khó khăn, ta không nhờ vả được, mà TQ trả thù thì sao đây? Điều lo xa này khó có cơ sở để tồn tại. Bởi lẽ, thời đại này không thể bưng bít hoặc bóp méo mãi được thông tin, người TQ lại ra thế giới sinh sống làm ăn ngày càng nhiều, vì vậy, cùng với những thất bại mà TQ sẽ chuốc lấy, cuối cùng, nhân dân TQ sẽ chọn con đường văn minh của nhân loại để hòa đồng bình đẳng nhân quyền với thế giới, chứ không chọn mãi con đường Thiên triều ác bá áp đặt độc tài lạc hậu. Nếu chỉ vì sợ TQ chưa kịp tiến bộ nên sẽ trả thù, thì kể cũng hèn nhát thật. Tôi tin là TƯ ta không đến nỗi như vậy, còn nhân dân TQ cũng không đến nỗi quá trì trệ, u mê mãi như hiện nay.
Ba là: Đã biết Trung Quốc rất nhiều mưu mẹo, xảo trá, thì các nước cần cân nhắc từng câu, từng chữ, từng việc trong quan hệ quốc tế với TQ. Ví dụ: đấu tranh để giữ nguyên trạng thì cần nêu rõ “nguyên trạng” vào thời điểm nào? Bởi nếu không cẩn thận, thì TQ ỉ lại nước lớn, họ cứ làm ào, lấn tới, sau khi đã lấn chiếm hết Biển Đông, rồi biển Nam dương, Ấn độ dương . . . rồi thì lúc đó họ sẽ chấp nhận “giữ nguyên trạng” với thế giới? Cần Giữ nguyên trạng như khi có Luật biển quốc tế!
Bài thứ ba (tiếp theo):
Bốn là, song song với đấu tranh theo luật quốc tế cụ thể trên biển, trên không với TQ, thế giới nên tìm mọi cách giúp cho 1,4 tỷ nhân dân Trung Quốc nhận thức được rằng, văn minh thế giới hiện tại đang ở trạng thái nàovà hòa bình, hạnh phúc, phát triển . ., thậm chí “thay thế Mỹ đứng đầu thế giới” là phải văn minh bằng hoặc hơn Mỹ như thế nào, không còn giống như những năm Giải phóng quân TQ tràn vào “giải phóng” Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương và khu dân tộc Choang (Bách Việt). . .Trong khi rất nhiều nước, rất nhiều nơi hiện nay đã chấp nhận TỰ DO, DÂN CHỦ lấy ý kiến nhân dân về những vấn đề lớn, như sáp nhập, hay tách ra khỏi một cộng đồng nào đó, nếu họ thấy cần thiết. Vì vậy, một nước quá lớn, quá cồng kềnh nhiều bệnh hoạn do nhiều đại dân tộc khác biệt bị động sáp nhập và bị mất tự do dân chủ như tại TQ vừa qua, thì nên tìm cách thuyết phục họ tự tách ra thành những nước độc lập. Điều đó thực chất là đem lại tự do dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân các dân tộc Trung Hoa. (Các dân tộc trên giải đất Trung Hoa nhất định sẽ hết thời sợ hãi đàn áp, cũng không muốn gây chiến áp bức các nước nhỏ để có hạnh phúc, để phát triển kinh tế và văn minh). Họ sẽ được tự do lựa chọn chế độ chính trị văn hóa xã hội nào mà họ mong muốn, xã hội của họ sẽ được phát huy cạnh tranh sáng tạo vươn lên theo đặc điểm dân tộc của mình, chứ không bị o ép nằm dưới một cái ô to lớn, theo một đường lối chung cổ điển lỗi thời do mấy chục ông lớn nghĩ ra, mà cứ hiểu nhầm là được làm công dân của một Dân tộc vĩ đại ! Rút kinh nghiệm hiện tượng Ukraine, nếu Nga và Ukraine đều bình tĩnh tìm giải pháp sao cho cả hai bên đều chấp nhận được, thì làm sao đến nỗi xẩy ra đụng đầu quốc tế tại đó như hiện nay. Nếu TQ bàn bạc thật chân tình, biết điều tôn trọng luật pháp quốc tế trong bình đẳng khai thác Biển Đông với các nước ĐNÁ, và cộng đồng thế giới, trong đó có VN, thì làm sao TQ đã bị cô lập thảm hại, nên vừa qua đành phải vung tiền ra khắp nơi để mua chuộc các cơ quan tham mưu chiến lược của các nước, mua dư luận thế giới và các quan chức lãnh đạo các quốc gia. Nếu tính hiệu quả toàn “đại cục”, thì cách làm mà TQ đang tiến hành là vô cùng u mê, lầm lẫn, lại quá kém hiệu quả (dù đã tham khảo “Kinh dịch”, “Thời vận”), nhất là về phương diện kinh tế. Vẫn biết rằng, TQ đang quá thừa lao động, nợ công quá lớn và bí tắc mẫu thuẫn nội tại trong sử lý tiếp yêu cầu đầu tư của giới tài phiệt quân sự (dù đã quá mức so với thu nhập binh quân đầu người), nhưng TQ hoàn toàn có thể đổi mới theo con đường khác: Hòa bình, đoàn kết, trân trọng các khác biệt, kể cả đối lập, để xây dựng một khối cộng đồng Trung Hoa văn minh như các cộng đồng các quốc gia độc lập khác trên thế giới hiện nay.
Năm là, VN đã từng bị TQ xâm lược nhiều lần, chiếm cả thủ đô, rồi cuối cùng khi đất nước hưng thịnh và thời cơ đến, VN lại đấu tranh đuổi được quân xâm lược TQ ra khỏi đất nước. Nay tuy mấy khu vực biển đảo là tài nguyên của ông cha chúng ta để lại, chúng ta không thể để mất, nhưng cách thức lấy lại và bảo vệ, chúng ta cần tính đến cái “đại cục” của thế giới và thời điểm giành lại. Tôi nhận định rằng, chắc chắn sẽ đến lúc nhân dân TQ và nhân dân thế giới nhận thức ra, rằng cái Chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán là nguyên nhân của bất ổn và đại nguy hiểm trên toàn hành tinh, giống như thế giới khi đã nhận ra đại nạn phát xít Đức Ý Nhật trước đây, nên sẽ đồng loạt tập hợp lực lượng đoàn kết hòa bình “thủ tiêu” Chủ nghĩa Đại Hán, chính lúc đó mới là thời cơ để chúng ta tham gia toàn lực, trong đó có việc giành lại hoàn toàn các biển đảo của nước ta, giống như trong Đại thắng của Đồng minh trước nạn phát xít, bằng Cách mạng Tháng Tám 1945 dân ta đã nổi dậy giành lại được cả nước vậy. 
 Sáu là, bởi vì theo cơ chế cũ quốc doanh làm chủ lực (xương sống), nhà nước lâu nay không cho và không đầu tư cho kinh tế tư nhân cạnh tranh phát triển tự do, do đó hiện nay lực lượng các tập đoàn kinh tế tư nhân còn rất yếu, nhỏ bé, chưa đủ sức thay ngay được “xương sống” quốc doanh, trong khi việc cải tạo các tập đoàn quốc doanh đang đòi hỏi chính sự tỉnh ngộ (đạo đức và tri thức) của con người,nghĩa là không thể “nhẩy cóc”. Dù chúng ta rất cần cương quyết cải tạo các tập đoàn KT quốc doanh cho chúng minh bạch, làm ăn có hiệu quả, nhưng lại vẫn cần tỉnh táo, thân trọng, để tránh mất chỗ dựa, dù tạm thời (vì khi kinh tế tư nhân chưa vươn lên kịp trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài thì tràn vào), và hơn nữa, đừng làm ào ào để tránh thất thoát tài sản của toàn dân một lần nữa do sơ hở sai sót trong việc xắp xếp lại. Hãy đầu tư vào kinh tế tư nhân (cả chính sách và tài chính) như Nam Hàn đã làm, điều này Đỗ Mười đã sang tận nơi khảo sát, nhưng không vận dụng.
Bẩy là, Hội nhập thế giới là tất yếu và lẽ sống. Hãy thật lòng từ bỏ ảo tưởng CSCN “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” của Các Mác, nghiêm túc quay về với thực tế cuộc sống, CÔNG KHAI MINH BẠCH “Làm theo năng lực, hưởng theo khả năng”. Về đại cục: Rất cần ổn định, nhưng muốn ổn định thật sự, thì lại  phải cương quyết khắc phục thể chế chính trị lạc hậu và mọi tệ nạn xã hội. Bởi có làm được như vậy, thì mới giữ được ổn định thật. Nếu ai muốn giữ vũng vị trí lãnh đạo của Đảng CSVN thì phải tham gia đổi mới đường lối, hiến pháp, luật pháp, cương lĩnh, điều lệ. CS Liên Xô không đổi mớinên đã sụp đổ. Obama và Putin đều đổi mới (theo cách của mình) thì nhân dân tín nhiệm đưa lên. Tập Cận Bình thực tế muốn dẹp được loạn ở các ngành, đặc biệt ở khu vực kinh tế - quốc phòng đại quy mô, giữ yên được tất cả các khu tự trị, kể cả Hồng Kông, lôi kéo được Đài Loan thì đã nghĩ ra mẹo đổi mới bằng cách từ bỏ tư duy “ba đại diện”, “phát triển hài hòa”, dương cao ngọn cờ “Dân tộc Đại Hán vĩ đại” liều lĩnh xông ra đánh chiếm đại dương. Đó là đổi mới theo kiểu mưu mẹo của ông ấy (VN đã trải qua nhiều thất bại trước mưu mẹo xảo trá Tôn Tử của TQ, điển hình là vụ “Nỏ thần Mỵ Châu”). Ta cần bình tĩnh, tôn trọng, giữ hữu nghị và rất mềm dẻo với TQ, nên càng không thể quên điều đó được. Nhưng ta có một cái rất vĩ đại, vĩ đại thực, không chỉ bạn bè chân thành, mà cả “địch thủ” các loại đều trân trọng, đó là học thuyết Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đại đoàn kết. Trân trọng, hợp tác, liên kết các khác biệt, kể cả đối lập” để sáng tạo vì mục tiêu chung là hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giầu mạnh, “sánh vai với cường quốc 5 châu”. Do đó, Đảng muốn tồn tại, Đảng dứt khoát phảiđổi mới, tức là quay hoàn toàn về với học thuyết Hồ Chí Minh “Đoàn kết – Sáng tạo” của nước ta .  Mặt khác, một anh cấp ba, hội nhập với những anh đại học và bậc thày đại học. . .trong tình hình đạo đức và luật pháp thế giới đang bị coi thường, thì chúng ta cần tỉnh táo hết sức. Không nên chủ quan, bởi bản chất đảng ta, nếu đã không “biến chất” thì là một đảng gốc gác thành phần và tư duy công nông chưa có thực tế tầm khu vực và thế giới hiện đại.Với thực tâm và tinh thần khiêm tốn, hãy tiếp tục bổ sung trí tuệ bằng cách khuyến khích và thu hút tối đa, tài năng, kinh nghiệm của giới trí thức và các quan chức tài ba trong và ngoài nước, đặc biệt là mấy viện nghiên cứu “dân lập” do những nhà khoa học thức thời sáng tạo lập ra, kể cả các chuyên gia thiện tâm nước ngoài …tư vấn vào từng nội dung, từng vấn đề cải cách, chiến lược phát triển và hội nhập cho hiệu quả. Tất nhiên, rất cần cảnh giác với các “chuyên gia tư vấn” đầy mưu ma chước quỷ các loại đã bị TQ mua rồi.
Tám là, Trước đây cha ông ta gian khổ vào sống ra chết không nề hà. Nay gọi là có nhiều khó khăn thì cũng là có khó, nhưng chủ yếu là dân chúng khó khăn, nhưng chúng ta, lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp, đa số vẫn có đủ “tiềm lực” tích lũy được, chỉ cần thực thi tự do dân chủ thực chất, bớt tham lam tiêu cực, làm ăn cho liêm khiết, đứng đắn công khai “trong sạch, vững mạnh”, thì Đảng ta sẽ lấy lại được lòng tin của dân và từ đó cách mạng VN lại tiếp tục vững mạnh tiến lên. (Như ý kiến một số người, nếu làm “cách mạng vô sản” một lần nữa để thu hồi hết phần tài sản của đất nước đã bị tham nhũng tiêu cực, thì cũng được, nhưng nên nhớ rằng, vì sai lầm mang tính hệ thống thì số người vô tình, hoặc “bị động”  tham nhũng tiêu cực do cơ chế sai lầm cho phép là “một số không nhỏ”, vì vậy không nên theo cách đó, vì một mặt sẽ làm rối loạn xã hội (ta đã có kinh nghiệm sai lầm trong xử lý sau 30 tháng 4, 1975), mặt khác sẽ bị lợi dụng chống tham nhũng để các phe phái đánh lẫn nhau (như TQ đang làm) rất có hại cho thế chiến lược chung của đất nước ta hiện nay. Hãy động viên cán bộ đảng viên chân chính phát huy sáng kiến để xử dụng có ích nhất số tài sản “vớ may” đã tích cóp được để làm giầu cho đất nước, ví dụ mạnh dạn đầu tư hữu ích cho kinh tế tư nhân.
Tóm lại: Chúng ta hãy bỏ hết hận thù cá nhân, hãy từ “tầm cao vũ trụ” mà nhìn xuống các sự kiện - không đi vào lý luận phức tạp - để thấy toàn cục bức tranh VN và thế giới. Chủ nghĩa cộng sản đã như một trong những công cụ có hiệu quả để giúp cách mạng VN giành độc lập và thống nhất đất nước, nhưng nay không thể là chỗ dựa để xây dựng nước VN tự do dân chủ văn minh và giầu mạnh. VN cần quay về với những nền tảng Tự do Dân chủ Cộng hòa, để Dân làm chủ thật sựmà chính VN đã sớm dàn dựng được ngay sau cách mang tháng Tám năm 1945, có cái gì đó như kiểu Xã hội Dân chủ Bắc Âu mà VN tuy thấy trước, nhưng đã bị các thế lực ngoại lai ngăn cản, nên VN hôm nay rất đáng nghiêm túc đại đoàn kếtquay trở lại nền văn minh tồn tại quá ngắn ngủi đó của chính mình trước đây để từ đó vươn lên.

Ngày 10 tháng 6, 2015
Người Hà Nội

Tư duy tham khảo:
Phần chung của Thế giới:

1. Về mặt lý luận: Sự lẫn lộn, mơ hồ, mâu thuẫn chủ yếu nằm trong hai hệ thống tư tưởng lớn chi phối toàn bộ thế giới vừa qua:
Một là: Hệ tư tưởng tự nhiên (tồn tại từ nô lệ, phong kiến, đến tư bản):  “Làm theo năng lực, hưởng theo khả năng”(tức là bản thân làm được đến đâu, thì được thụ hưởng đến đấy). Nó đảm bảo sự TỰ DO cạnh tranh cho HẠNH PHÚC của từng cá nhân. Các Mác cũng đã khẳng định: Thắng lợi thuộc về người (hay giai cấp) “có năng suất lao động cao hơn”, tức là  tài giỏi, chăm chỉ, sáng tạo, thông minh hơn thì sẽ giầu có sung sướng hơn. Tuy nhiên, khi thế giới chưa có đủ luật pháp và văn hóa còn thấp, điều đó đã để ngỏ con đường cạnh tranh cho kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu, nhẹ thì áp bức bóc lột, nặng thì là đánh chiếm, xâm lược nước người.
Hai là: Hệ tư tưởng lý thuyết (Chủ nghĩa cộng sản): làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu (tức là làm thì tùy theo sức lực và khả năng, nhưng hưởng thì được theo nhu cầu, mong muốn). Nó chứa đựng nguyện vọng TỰ DO HẠNH PHÚC bình đẳng rất nhân đạo cho toàn xã hội , từ người tài giỏi, khỏe mạnh, chăm chỉ, đến người bình thường, thậm chí ngu hèn, yếu đuối, lười nhác . ., nhưng từ đó, khi xã hội chưa đủ thừa thãi để đáp ứng theo ý muốn của tất cả, nó đã mở đường chonạn tham lam biển thủ của công (công hữu), tiêu cực hà hiếp bất công (do độc quyền lãnh đạo), dẫn đến ỷ lại, trì trệ, làm thui chột sức cạnh tranh sáng tạo, nguyên nhân của nghèo đói, suy thoái đạo đức xã hội.
Như vậy có KẾT LUẬN đầu tiên rằng, hệ tư tưởng 1 mang tính thực tế, hệ tư tưởng 2 mang tính chất ước mơ, ảo tưởng. Cho nên nếu ai đó có ước mơ tốt đẹp, hay chỉ có đầu óc thực tế hơn, thì không thể vì thế mà phê phán người ta làphản động hoặc cách mạng hơn được. Sự nhầm lẫn sâu xa rất cực đoan đầu tiên là như vậy đã gây chia rẽ sâu sắc trên thế giới. Tốt nhất là không nên chủ quan phê phán áp đặt lẫn nhau về sai đúng trong quan điểm và ước mơ, mà phải đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau.
2. Về mặt thực tiễn:
Thực ra, sau khi phe XHCN tan rã, mâu thuẫn ý thức hệ TBCN và CSCN
dường như đã đến hồi kết thúc. Mọi ảo tưởng mơ mộng và hy vọng hão huyền vào “đấu tranh giai cấp một mất, một còn”của CN Mác – Lê đã tan vỡ, và Nhân loại lại quay dần về với hệ tư tưởng tự nhiên. Mọi mâu thuẫn, sung đột to nhỏ trên thế giới bây giờ hầu như lại trở lại với “cạnh tranh cùng tồn tại”, với các chứng bệnh quen thuộc: Cá nhân chủ nghĩa và Dân tộc chủ nghĩa, mạnh được yếu thua. Sau bao thử thách cạnh tranh cam go trầy trật, sau mấy đại chiến thế giới do chính các nước TBCN phương Tây gây nên (trong đó có sai lầm về “Dân tộc thượng đẳng”), nay họ đã “tỉnh ra”, đã và đang dẫn đầu công cuộc hoán cải, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đấu tranh liên tục cho tiến bộ, nhân đạo, văn minh xã hội . . .như chúng ta đang chứng kiến. (Lưu ý: Lâu nay, do thể chế và chính sách của mình, những bộ óc “Thượng đẳng” có thật của nhiều dân tộc trên thế giới đã bị hút về Hoa Kỳ, ngẫu nhiên làm cho nước này lại thực tế trở thành đất nước của những tính chất “Thượng Đẳng”).
Do đứng xa (ra một góc) quan sát thực tế để thấy được nhiều khuyết tật của cả TBCN và XHCN, nên giới “năng suất lao động cao” ở các nước tư bản Bắc Âu đã chọn con đường CN Xã hội Dân chủ (CNXH không để một đảng độc quyền) với thể chế chính trị đảm bảo cho giai cấp công nhân và nông dân có quyền cử đại biểu của mình tham gia vào các hệ thồng quản lý lãnh đạo đất nước để đấu tranh hòa bình có kết quả cho quyền lợi hợp lý chính đáng của các tầng lớp cần lao (có năng xuất lao động thấp). Còn ai có “năng suất lao động cao” hơn, dù thuộc tầng lớp nào, nhân dân sẽ chọn mời vào các hệ thống quản lý lãnh đạo đất nước. Đó là “phướng án” quá độ hợp lý nhất để Nhân loại tiến đến hòa bình, ấm no, hạnh phúc thật sự.
Tóm lại: Mục đích cách mạng vô sản (lý thuyết) của Mác – Lê là tốt đẹp, nhưng lại rất ảo tưởng, không thực tế, hơn thế đã rất sai lầm trong giải pháp thực hiện (tiêu diệt, phá tan, khác ta là địch, cấm đoán tự do, dân chủ, đưa công nhân, nông dân lên lãnh đạo) nên đã làm lộn xộn xã hội nhiều nước, tuy nhiên chính nó đã thức tỉnh được cả thế giới trước hệ thống khuyết tật của hệ tư tưởng tự nhiên hiện đại TBCN. (Tự do cạnh tranh mạnh được yếu thua, theo luật rừng).
Chủ nghĩa Xã hội Dân chủ Bắc Âu cho ta một phương án tỉnh táo, trí tuệ, thức thời, vừa tầm với Nhân loại tại thế kỷ XXI hiện nay, cái điều mà Hồ Chí Minh đã nhận ra từ 1944 – 1945, nhưng bị cản phá, ngăn chặn từ nhiều phía, không thực hiện được!